Nhiều người thường có suy nghĩ rằng bệnh căng cơ hay bệnh căng cơ dây thần kinh sẽ chỉ xảy ra ở các vận động viên hay những người lao động nặng.
Tuy nhiên trên thực tế thì bất cứ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này. Nếu như không biết cách điều trị hay chăm sóc thì gặp phải các biến chứng nặng hơn.
Đây cũng là lý do tại sao bạn nên nắm chắc các kiến thức liên quan đến nguyên nhân gây căng cơ cũng như cách chữa căng cơ để phòng trừ những trường hợp như vậy.
-
Bệnh căng cơ là gì?
Bệnh căng cơ được hiểu đơn giản là là khi các cơ bắp trên cơ thể của bạn bị kéo giãn quá mức và không thể chịu đựng được nữa.
Đối với một số những trường hợp nặng thì còn có thể dẫn tới tình trạng bị rách cơ.
Căng cơ xảy ra khi cơ bắp trên cơ thể bị kéo giãn quá mức
Bất cứ bộ phận nào trên cơ thể cũng có thể gặp phải tình trạng này như bị bệnh căng cơ bắp chân, ngón tay bị căng cơ, bị căng cơ bắp tay, bị căng cơ bụng, bị căng cơ cổ, bị căng cơ cổ chân, bị căng cơ đau lưng, bị căng cơ đầu gối, bị căng cơ đùi, bị căng cơ mông, bị căng cơ vai,……..
Những người bệnh gặp phải tình trạng này sẽ cử động khó khăn và những vùng cơ này sẽ bị sưng lên gây ra cơn đau nhức.
-
Triệu chứng bệnh căng cơ
Để tìm ra các giải pháp và trả lời cho câu hỏi “Bị bệnh căng cơ nên làm gì?” thì bạn cần phải nắm rõ các triệu chứng và các biểu hiện căng cơ:
- Những vùng cơ bị căng hay bị tổn thương đều sẽ gặp phải tình trạng sưng tấy hoặc bị bầm tím.
Bầm tím là một trong những triệu chứng của bệnh căng cơ
- Khi vận động và tác động trực tiếp đến các cơ đang bị tổn thương thì lập tức sẽ đau nhói. Kể cả khi tác động đến các vùng khớp liên quan cũng vậy.
- Gân và cơ trở nên yếu và kém linh hoạt trong quá trình hoạt động.
- Trong quá trình nghỉ ngơi và không vận động thì vẫn đau.
Những người bị căng cơ nhẹ thì sẽ động thiếu linh hoạt và nếu được chăm sóc tốt thì có thể khỏi sau một vài tuần.
Trong trường hợp bị nặng hơn như rách cơ thì sẽ rất đau đớn và ảnh hưởng đến mọi cử động trên cơ thể.
Trong trường hợp này thì có thể mất đến nhiều tháng thì cơ được hồi phục một cách hoàn toàn.
-
Nguyên nhân bệnh căng cơ là gì?
Trước khi tìm hiểu làm sao để hết căng cơ thì các bạn cần phải nắm bắt được tại sao bị căng cơ để đưa ra những biện pháp giải quyết hiệu quả nhất:
3.1. Tinh thần stress và căng thẳng
Tưởng chừng như không quá liên quan nhưng thực chất khi tinh thần bị căng thẳng sẽ khiến tình trạng căng cơ xuất hiện.
Nếu như bạn để lo âu kéo dài thì sẽ gây tác động tiêu cực đến chính hệ thần kinh của bạn. Việc này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình truyền tín hiệu tới cơ của não bộ.
Chính vì thế, để phản ứng với những căng thẳng thì các hệ thống thần kinh đều sẽ phải tăng áp lực lên các mạch máu.
Đương nhiên, chính vì thế mà lượng máu tới cơ cũng sẽ bị giảm đáng kể và gây ra tình trạng bị căng cơ.
Stress trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng căng cơ
3.2. Tập luyện sai cách
Nhiều người thường gặp phải tình trạng bị căng cơ bắp chân khi đá bóng hay bị căng cơ bắp chân khi ngủ, bị căng cơ sau khi tập gym,…
Vậy thì nguyên nhân bị căng cơ bắp chân ở đây sẽ trực tiếp liên quan đến thể dục thể thao của mỗi người.
Nhiều người thường không có thói quen khởi động trước khi tập luyện nên cơ thể sẽ không kịp thích ứng với những vận động mạnh và rất dễ gặp các chấn thương.
Khi không vận động thì cũng sẽ khiến máu không thể chảy nhiều hơn đến các vùng cơ và ngay khi có các tác động thì căng cơ dễ xảy ra.
Đặc biệt là đối với những trường hợp có tần suất vận động cao với lịch dày đặc thì sẽ luôn khiến các cơ ở trong tình trạng quá tải và gây ra căng cơ.
Không khởi động trước khi tập hoặc tập quá sức gây ra căng cơ
3.3. Chuyển động lặp lại nhiều lần
Các trường hợp bị căng cơ do chuyển động lặp lại nhiều lần có thể kể đến như các vận động viên thể dục dụng cụ hay các vận động viên chạy bộ,…. Những người này đều sử dụng cơ bắp một cách quá mức và liên tục nên gây ra tình trạng giảm độ linh hoạt ở các cơ.
Trong quá trình vận động bởi những chuyển động này thì sẽ khiến cho hệ thống cơ bắp bị mất cân bằng và liên tục phải tác động với những áp lực lớn. Đây cũng là một điều kiện hoàn hảo để các vấn đề liên quan đến căng cơ xảy đến.
Cách chữa bệnh căng cơ
Khi đã tìm hiểu về nguyên nhân căng cơ cũng như các dấu hiệu gây ra tình trạng này thì hãy đến với những biện pháp khắc phục và cách giảm căng cơ hiệu quả:
4.1. Điều trị tại nhà
Đa số việc gặp phải căng cơ ở mức nhẹ thì đều sẽ lựa chọn việc điều trị và chăm sóc tại nhà.
Tất cả các phương pháp được chia sẻ sau đây đều có thể sử dụng trở thành cách chữa căng cơ bàn chân, cách chữa căng cơ bắp chân, cách chữa căng cơ bắp tay, cách chữa căng cơ cổ, cách chữa căng cơ đầu gối, cách chữa căng cơ đùi, cách chữa căng cơ háng, cách chữa căng cơ lưng, cách chữa căng cơ mông, cách chữa căng cơ vai,….:
- Nghỉ ngơi và dừng các hoạt động luyện tập hay công việc để tránh tình trạng căng cơ trở nên trầm trọng hơn.
- Chườm đá để giảm sưng cơ. Sử dụng một chiếc khăn nhỏ cùng với một viên đá đặt ở bên trong và trường liên tục trong vòng 15 đến 20 phút. Trong vòng 1 đến 3 ngày sử dụng liên tục thì có thể cải thiện được tình trạng này.
Chườm đá giúp cải thiện bệnh căng cơ
- Sử dụng băng kép để quấn vùng cơ đã bị căng nhằm tránh tình trạng bị sưng thêm. Lưu ý hãy cuốn với lực vừa đủ và không bị ép quá chặt.
- Cố gắng nâng vùng cơ bị căng cao hơn tim để giảm đau giảm sưng và tránh bị viêm cơ.
4.2. Sử dụng thuốc
Để sử dụng thuốc trở thành cách trị căng cơ thì bản thân người bệnh cần phải tham khảo ý kiến của các y bác sĩ.
Một số các loại thuốc giãn cơ và kháng viêm thường được sử dụng cho những trường hợp như vậy có thể kể đến như:
- Thuốc giãn cơ giúp làm giảm tình trạng bị căng cơ và giảm khó chịu tại những vùng này.
- Thuốc corticoid là loại thuốc kháng viêm mạnh và có thể cải thiện tình trạng sưng đau cũng như trị viêm.
- Thuốc kháng sinh ngăn ngừa khả năng bị nhiễm trùng.
4.3. Phương pháp vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu cũng là một cách chữa căng cơ chân, cách giảm đau căng cơ hiệu quả tại nhà mà bạn có thể tham khảo.
Việc sử dụng các bài vật lý trị liệu phù hợp như siêu âm trị liệu, nhật trị liệu hay xoa bóp massage,…. sẽ hỗ trợ phục hồi chức năng vận động cho người bệnh qua những bài tập vừa sức và cường độ phù hợp.
Người bị căng cơ cũng có thể sử dụng các dòng súng massage hiện đang được Shudo.vn cung cấp chính hãng để quá trình vật lý này trở nên hiệu quả hơn.
Máy giãn cơ là một cách vật lý trị liệu hiện quả
4.4. Phẫu thuật
Đối với những trường hợp bị rách cơ và rách mạch máu do căng cơ thì sẽ cần phải phẫu thuật.
Sau khi phẫu thuật thì người bệnh sẽ trực tiếp bó bột tại những vùng bị bệnh căng cơ.
Khoảng 3 đến 4 tuần sau thì vết thương có thể lành dần và có thể sử dụng các bài tập vật lý trị liệu để hồi phục sức khỏe.
Qua bài viết trên thì Shudo.vn đã chia sẻ đến bạn đọc những dấu hiệu bệnh căng cơ chân cũng như ở các vùng khác cũng như giải đáp câu hỏi bị căng cơ thì phải làm thế nào.
Nếu như bạn đang cần tư vấn về các sản phẩm máy massage ,nệm massage hỗ trợ điều trị căng cơ thì có thể liên hệ trực tiếp với Shudo.vn nhé.
Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và đưa ra những giải pháp dành cho những người thường xuyên bị bệnh căng cơ.