Nguyên nhân đau nhức lòng bàn chân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân đau nhức chân này có thể là nguyên nhân chủ quan hoặc nguyên nhân khách quan mà người bệnh đôi khi không để ý, chúng đem lại những bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh, do đó cần phải được chữa trị làm giảm triệu chứng để giúp người bệnh thuận lợi hơn trong sinh hoạt hằng ngày.
Nguyên nhân đau nhức chân là bệnh gì?
Nguyên nhân đau nhức chân rất đa dạng, có thể do tuổi tác đã suy yếu, thường xảy ra ở những người tuổi trung niên, độ tuổi phổ biến là 40 đến 50 tuổi. Tuổi tác càng nhiều, hệ xương khớp càng ngày càng suy yếu dẫn đến việc di chuyển gây nhiều áp lực cho đôi chân của người bệnh, gây nên tình trạng nhức mỏi.
Nguyên nhân đau nhức chân tiếp theo có thể do người bệnh sử dụng giày dép không phù hợp như hay đi giày cao gót, hoặc đi giày không đúng kích cỡ, quá chật hay đau chân do đứng nhiều…. Những nguyên nhân này có thể làm gia tăng nguy cơ người bệnh bị mắc bệnh về xương khớp, các dây chằng dưới gót chân, bắp chân co rút lại, làm chân bị đau.…
Nguyên nhân đau nhức lòng bàn chân
Nguyên nhân đau bắp chân là bệnh gì, đau bắp chuối chân là đau như thế nào?
Đây là một loại bệnh phổ biến, tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, bạn hoàn toàn có thể tự chữa trị tại nhà an toàn. Triệu chứng của loại bệnh này là bắp chân luôn đau nhức, luôn cảm thấy mệt mỏi và nặng chân. Đây là triệu chứng đau nhức thường xuất hiện vào thời điểm cuối ngày, sau khi bạn thực hiện những thao tác vận động nặng hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần một động tác ở chân.
Triệu chứng này thường xảy ra ở đa số người lớn tuổi. người trẻ tuổi thường hay đau bắp chân khi chạy bộ hay vận động nhiều, cũng có thể khi nhiệt độ thời tiết thay đổi,…Ngoài ra, những người làm công việc như giáo viên, hay nhân viên văn phòng,…ít vận động cũng sẽ có nguy cơ cao mắc những bệnh lý như thế này.
Đau chân không duỗi thẳng được hay đau chân mà không rõ nguyên nhân là bệnh gì?
Một số căn bệnh đau chân gây ra những triệu chứng này mà người bệnh đôi khi không rõ đau vì nguyên nhân như thế nào, có thể chính là do cơ bắp chuối chân bị chuột rút.
Nguyên nhân chính của căn bệnh này đó là cơ thể bị mất nước và chất điện giải do lao động, vận động và đổ mồ hôi quá nhiều, các cơ chân co giãn kém, hoặc do cơ vốn đã yếu. Khi cơ thể mất nước, chất điện giải trong máu sẽ bị mất cân bằng, từ đó gây ra hiện tượng đau bắp chân. Trong những trường hợp như thế này, bạn nên bổ sung thêm nước có chứa chất điện giải cho cơ thể, nhưng cũng không nên uống quá nhiều trong ngày, chỉ nên bổ sung loại nước này khi lao động hay vận động nặng và liên tục.
nguyên nhân đau nhức lòng bàn chân 02
Một nguyên nhân khác dẫn đến đau chân không duỗi thẳng được đó là đau bắp chân do bị căng cơ khi người bệnh vận động nhiều, vận động nặng và liên tục dẫn đến cơ ở chân bị rách một phần hoặc toàn bộ. Tuy đây là tình trạng tạm thời nhưng hậu quả mà nó gây ra đó là đau đớn, khó chịu trong một thời gian dài ngắn tùy vào tình trạng của người bệnh, ảnh hưởng đến sự vận động bình thường.
Một số hiện tượng đau chân khác cũng do những nguyên nhân trên gây nên đó là đau dưới lòng bàn chân gần ngón chân cái và đau dưới lòng bàn chân, đau chân từ đầu gối trở xuống.
Những phương pháp chữa trị hiệu quả cho những người bị đau lòng bàn chân và có những dấu hiệu trên:
Thứ nhất, bạn có thể tập kéo giãn cân gan bàn chân giúp phần lòng bàn chân bớt đau, giúp bàn chân trở nên khỏe khoắn, dẻo dai, dễ vận động hơn. Bạn thực hiện bài tập chữa đau gót chân này bằng việc dùng tay uốn cong phần các ngón chân theo chiều ngược lại để gan bàn chân được kéo giãn, hoặc sử dụng các loại đai hỗ trợ.
Thứ hai đó là, bạn có thể chữa trị đau lòng bàn chân bằng cách dùng máy massage chân hoặc máy massage giúp cho máu ở lòng bàn chân lưu thông tốt hơn. Bạn có thể thực hiện kết hợp bồn ngâm chân với tinh dầu tràm, không chỉ giúp chữa trị đau lòng bàn chân mà còn giúp chữa trị cảm, ho, cúm … rất hiệu quả.
Thứ ba, bạn có thể mang thêm giày dép thoải mái đến nơi làm việc để hạn chế thời gian mang giày cao gót hoặc thay thế bằng giày bệt hay giày thể thao để đôi chân của bạn được bảo vệ tốt nhất, hạn chế và giảm thiểu tình trạng đau nhức vùng gan bàn chân.
Thứ tư, mỗi khi đau nhức lòng bàn chân bạn có thể dùng đá chườm lạnh vào lòng bàn chân. Cách này giúp giảm đau hiệu quả ngay tức thời.
Triệu chứng đau nhức lòng bàn chân
Thứ năm, việc tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, đơn giản có tác dụng vô cùng hiệu quả, giúp làm giảm áp lực lên lòng bàn chân, Bạn nên ưu tiên lựa chọn những bài tập đơn giản như kéo giãn cơ ở vùng chân, làm tăng thêm tính dẻo dai cho bàn chân, và cơ bắp vùng bàn chân và bắp chân. Việc làm này cần thiết trong bất cứ giai đoạn nào của mỗi người, giúp hạn chế, giảm thiểu nguy cơ đau nhức.
Châm cứu, bấm huyệt chân cũng là một cách thường xuyên được mọi người sử dụng do hiệu quả vô cùng tốt mà nó mang lại. Tuy nhiên nếu bạn không thể tự thực hiện được mà cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ, người có chuyên môn, bạn nên đến các trung tâm chuyên trị uy tín, các bệnh viện có tiếng để thực hiện.
Tóm lại, với những thông tin đã cung cấp trên, Shudo.vn hy vọng người đọc có thể tìm ra nguyên nhân và phương pháp chữa trị hiệu quả đau nhức lòng bàn chân cho mình.