Ngâm chân là một phương pháp trị liệu quen thuộc trong y học cổ truyền. Phương pháp này không chỉ giúp khử mùi hôi chân hiệu quả mà còn giúp chúng ta thư giãn đầu óc, cải thiện trí não và tinh thần. Tuy nhiên phương pháp trị liệu này không phải ai cũng có thể áp dụng được, hãy cùng Shudo.vn tìm hiểu ngay đâu là những người không nên ngâm chân.
Những người không nên ngâm chân
Những ai không nên ngâm chân để tránh ảnh hưởng tới sức
khỏe?
Nhóm những người có vấn đề về sức khỏe
Những người mắc các chứng bệnh liên quan đến xuất huyết
Đây là đối tượng thuộc nhóm những người không nên ngâm chân hàng đầu không nên ngâm chân, bởi vì khi ngâm chân mạch máu sẽ nở ra, càng dễ xuất huyết và thậm chí dẫn đến bệnh rụng tóc. Với những đối tượng này thì chúng ta nên sử dụng nước mát để rửa chân, điều này sẽ giúp cho mao mạch co lại và hạn chế được tình trạng xuất hiện xảy ra.
Những người mắc các chứng bệnh liên quan tới xơ cứng động mạch,…
Người bị xơ cứng và tắc động mạch tuyệt đối không được ngâm chân, lại càng tuyệt đối không được ngâm chân. Vì ngâm chân với nước nóng có thể làm tăng thể tích máu nhưng không thể thay đổi tốc độ hồi lưu của máu trong tĩnh mạch nên dễ làm tăng huyết áp khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Người mắc bệnh xơ vữa động mạch không nên ngâm chân
Do đó, nhóm đối tượng này nên sử dụng phương pháp massage chân thay vì ngâm chân bằng nước nóng.
Những người mắc bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường cũng thuộc nhóm những người không nên ngâm chân.
Nguyên nhân là do da bàn chân của người bệnh tiểu đường khá mềm, mỏng và yếu và hầu hết các đầu dây thần kinh có thể không cảm nhận được cảm giác nóng bất thường.
Nếu nước ngâm chân quá nóng hoặc nhiệt độ nước thay đổi bất ngờ, người bệnh sẽ không kịp phản ứng và dẫn đến bị bỏng. Một khi một bộ phận cơ thể của người bệnh tiểu đường bị bỏng hoặc bị thương, dù chỉ là một vết nhỏ, nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể gây lở loét lan rộng. Đó là lý do bệnh nhân tiểu đường nên tránh ngâm chân để bảo vệ sức khỏe!
Những người mắc các bệnh tim mạch
Nhóm những người không nên ngâm chân tiếp theo, đó là nhóm những người mắc bệnh tim mạch. Nguyên nhân là do chức năng tim mạch của bệnh nhân vốn đã yếu và lượng máu cung cấp đến các bộ phận trong cơ thể kém. Ngâm chân làm giãn nở các mao mạch khiến máu càng dồn xuống chân nhiều hơn, cung cấp máu và oxy cho các cơ quan quan trọng như tim, não dẫn đến các hiện tượng như: tức ngực, khó thở, chóng mặt, choáng váng, .. nặng hơn có thể gây ngất, đột quỵ,… rất nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
Nhóm phụ nữ mang thai và trẻ em
Phụ nữ mang thai
Trong nhóm những người không nên ngâm chân, thì phụ nữ mang thai hoặc bà bầu ngâm chân là những người cần lưu ý nhiều nhất. Mang thai là thời kỳ vô cùng nhạy cảm đối với phụ nữ, chính vì vậy trong khoảng thời gian này người mẹ nên có những lưu ý và sự kiêng cữ nhất định theo khoa học để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Phụ nữ mang thai không nên ngâm chân – Những ai không nên ngâm chân
Việc ngâm chân bằng nước nóng đối với phụ nữ mang thai sẽ khiến cho máu tập trung xuống điều này sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu máu lên não, gây tức ngực, chóng mặt,…ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mẹ và thai nhi.
Hơn nữa, việc giãn tĩnh mạch do ngâm chân sẽ khiến cho tình trạng sưng, phù nề của mẹ bầu diễn ra nghiêm trọng hơn.
Trẻ em – Những người không nên ngâm chân
Trẻ em cũng thuộc nhóm những người không nên ngâm chân. Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, các chức năng cơ thể chưa hoàn thiện, chưa ổn định, nếu dùng bài thuốc ngâm chân nước nóng cho trẻ sẽ gây ra một số ảnh hưởng không tốt đến các dây thần kinh, mạch máu, đặc biệt là mạch máu não. chân cong, ảnh hưởng đến sự phát triển của chân và khiến chân khó thẳng.
Những lưu ý khi ngâm chân
Một số lưu ý khi dùng cách ngâm chân để có hiệu quả tốt nhất:
- Ngâm chân trong khoảng thời gian phù hợp: 15-20 phút là thời lượng thích hợp để ngâm chân thư giãn. Việc ngâm chân quá lâu dễ gây ra nguy cơ bị đột quỵ, gây nguy hiểm tới sức khỏe bởi khi đó nhịp tim và tuần hoàn máu tăng nhanh
- Nhiệt độ nước vừa phải: Nhiệt độ thích hợp nhất để ngâm chân là từ 38 đến 43 độ C và không nên vượt quá 45 độ C – không chỉ để tránh bị bỏng bàn chân mà còn tránh làm các mạch máu và quá trình tuần hoàn máu của cơ thể bị ảnh hưởng.
- Nên kết hợp ngâm chân với thảo dược sẽ giúp cho đầu óc thư giãn hơn, và giảm tình trạng đau nhức chân;
- Nên sử dụng bồn ngâm chân kết hợp với chế độ massage chân giúp làm tăng hiệu quả của việc ngâm chân,…
Bồn ngâm chân Shudo
Trên đây là danh sách những người không nên ngâm chân và những lưu ý khi ngâm chân mà bài viết muốn chia sẻ tới các bạn. Truy cập ngay Shudo.vn để biết thêm nhiều thông tin bổ ích cũng như tìm mua cho mình những chiếc máy massage chân, bồn ngâm chân uy tín, chất lượng.