Kinh nghiệm chia sẻ

Những triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân

Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân phổ biến

Diễn biến âm thầm và kéo dài âm ỉ, các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân luôn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của nhiều người bệnh.

Các bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chân từ lâu đã không còn xa lạ với người bệnh. Đây là bệnh lý vô cùng phổ biến, xuất hiện tình trạng ứ đọng tĩnh mạch chân làm máu không thể lưu thông bình thường.

Tình trạng này kéo dài rất lâu dài sẽ dẫn đến nhiều diễn biến xấu đến việc đi lại, các cơn đau nhức thường xuyên. Vì vậy, việc tìm hiểu các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân để phòng ngừa sớm là rất cần thiết:

Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân để phòng ngừa sớm

Biểu hiện bệnh giãn tĩnh mạch chân trong giai đoạn đầu hầu như là không có triệu chứng, thỉnh thoảng gặp phải các cơn đau nhói, khó chịu và nặng chân nhưng chỉ diễn ra nhất thời. Vì vậy, bệnh nhân thường chỉ phát giác bệnh lý khi tình trạng bắt đầu xấu đi, vùng da giãn tĩnh mạch hiện rõ hơn.

Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân để phòng ngừa sớm

Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân để phòng ngừa sớm

Biểu hiện giãn tĩnh mạch sẽ dễ nhận ra hơn với các bệnh nhân thường xuyên đứng, đi lại nhiều. Đa số các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn nặng sẽ diễn ra với tần suất dày hơn, ngày càng rõ ràng. Cụ thể:

  • Dễ mỏi chân khi đứng lâu, phù chân khi ngồi nhiều, cảm giác râm ran, khó chịu ở bàn chân như có kiến bò,…
  • Một số vùng chân xuất hiện các mạng tĩnh mạch nổi rõ gân xanh, nghiêm trọng hơn có thể là sưng tấy vùng tĩnh mạch máu.
  • Chân sưng phù nhất là vùng mắt cá chân hay đầu gối, nặng hơn có thể xuất hiện tình trạng đổi màu, nhiễm trùng mô mềm,…
  • Có cảm giác bắp chân căng tức, nặng chân.
  • Ban đêm hay bị chuột rút.

Nguy hiểm nhất của bệnh lý này là diễn ra âm thầm nhưng các biến chứng về sau rất nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trong đến khí huyết cơ thể.

Một số triệu chứng diễn biến nặng như khối tĩnh mạch nông làm phù nề hai chi hoặc máu đông không lưu thông, di chuyển gây tắc nghẽn các cơ quan gây tử vong,…

 >>>xem thêm : Có nên mua máy massage chân cho người giãn tĩnh mạch

Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân xuất phát từ đâu

Có rất nhiều nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân mà bạn đọc cần lưu ý. Trong đó, gốc rễ đến từ việc khí huyết tắc nghẽn, viêm thành tĩnh mạch làm máu xuống chân bị cản trở. Từ đó, hệ tuần hoàn toàn cơ thể bị trì trệ, tĩnh mạch phình to làm biến gạn và gây ra nhiều triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân.

Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân phổ biến

Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chân phổ biến

Nhiều nghiên cứu nhận thấy tình trạng này xuất hiện ở nữ giới gấp 3 lần ở nam giới. Tuy nhiên, suy giãn tĩnh mạch chân có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó nhóm đối tượng tiềm ẩn nguy cơ cao nhất thường là:

  • Tiền sử gia đình.
  • Phụ nữ mang thai, người trên 50 tuổi, béo phì,…
  • Người lao động tần suất đứng/ngồi nhiều và ít di chuyển.
  • Đối tượng thường xuyên mặc quần bó sát phần chân, đi giày cao gót nhiều,…

Điều trị các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân

Khi các triệu chứng giãn tĩnh mạch chân trở nên nghiệm trọng thì việc trị khỏi dứt điểm rất khó khăn. Vậy nên việc điều trị suy giãn tĩnh mạch tốt nhất là khi người bệnh phát hiện sớm, áp dụng các phương pháp hỗ trợ và can thiệp y khoa hợp lý:

1.     Thay đổi lối sống

Cách điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân dễ dàng là thay đổi từ các thói quen sinh hoạt và làm việc hằng ngày của người bệnh.

Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân hoàn toàn có thể chủ động thực hiện các lối sinh hoạt lành mạnh như hạn chế đứng/ngồi lâu, thay đổi vị trí và tư thế thoải mái, trang phục thoải mái, bổ sung nhiều loại vitamin tự nhiên từ trái cây, chất xơ,…

>>> Xem thêm : Người bị suy giãn tĩnh mạch kiêng ăn gì ?

2.     Can thiệp y khoa

Cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch ở chân khi các triệu chứng nghiệm trọng thì bắt buộc phải can thiệp y khoa, thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân có thể lựa chọn các phương pháp điều trị phổ biến của bệnh lý này như:

  • Chích xơ hóa tĩnh mạch bị tổn thương, đây là liệu pháp xâm lấn trực tiếp dưới da, hiệu quả cao ở các tình trạng giãn tĩnh mạch nông.
  • Dùng sóng cao tần hoặc laser để tạo sức nóng, xẹp các vũng tĩnh mạch bị giãn.
  • Keo sinh học dán thành tĩnh mạch tăng cường hiệu quả điều trị.
  • Dùng vớ y khoa hỗ trợ rất tốt việc điều trị bệnh lý, thiết kế và khoa học giúp việc tuần hóa máu tốt, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, tạo áp suất trong tĩnh mạch phù hợp,…
  • Phẫu thuật thường dành cho các trường hợp nặng, tỷ lệ thành công 95% nhưng tốn kém, xâm lấn sâu,…

3.     Kết hợp các thiết bị hỗ trợ tuần hoàn máu, massage

Các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch vô cùng khó chịu với bệnh nhân.

Vì vậy các để làm giảm các tình trạng khó chịu, điều hòa khí huyết lưu thông từ chân và toàn bộ cơ thể, bạn đọc có thể lựa chọn các sản phẩm như máy massage chân thư giãn hoặc bồn ngâm chân sử dụng thường xuyên để có hiệu quả bổ trợ điều trị tốt nhất.

Hỗ trợ khai thông tĩnh mạch với các giải pháp máy nén ép trị liệu hiệu quả Shudo.vn

Hỗ trợ khai thông tĩnh mạch với các giải pháp máy nén ép trị liệu hiệu quả Shudo.vn

Hiện nay, y khoa có rất nhiều phương pháp để dễ dàng chẩn đoán lâm sàng dựa vào các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân thường gặp đề cập trên đây.

Ngoài ra, chính xác nhất còn có siêu âm hệ thống tĩnh mạch để giúp bệnh nhân phát hiện sớm bệnh lý. Vì vậy, bạn đọc nên cân nhắc phát hiện sớm, bảo vệ sức khỏe của bản thân toàn diện.

Đặc biệt là quan tâm đến vùng chân, hỗ trợ khai thông tĩnh mạch với các giải pháp máy nén ép trị liệu suy giãn tĩnh mạch tích hợp massage hiệu quả Shudo.

Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết sản phẩm và nhiều công dụng vô cùng bổ ích khác, khách hàng liên hệ qua website: https://shudo.vn/